Đạo đức

Hiểu một cách chung nhất, tích hợp là khả năng huy động tổng hợp kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau để giải quyết một vấn đề cụ thể. Như vậy, để hiện thực hoá nguyên tắc tích hợp khi sử dụng sách giáo khoa Đạo đức 1, giáo viên có thể thực hiện một số công việc sau:
  • Tham khảo sách giáo khoa các môn học khác thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo, trước hết là sách giáo khoa Tiếng Việt 1, Âm nhạc 1, Mĩ thuật 1, Giáo dục thể chất 1, Hoạt động trải nghiệm 1 để một mặt giúp kiến thức đạo đức được soi chiếu dưới nhiều góc độ khác nhau; mặt khác sáng tạo cách tiếp cận phù hợp, tránh trùng lặp một số nội dung, hoạt động giữa các môn học.
  • Tham khảo sách giáo khoa Đạo đức 1 của các bộ sách giáo khoa do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tổ chức (bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, bộ Cùng học để phát triển năng lực, bộ Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục) để bổ sung, mở rộng, thay thế… một số nội dung liên quan, làm cho cách tiếp cận bài học trong sách giáo khoa Đạo đức 1 (bộ sách Chân trời sáng tạo) được phong phú, sinh động hơn.
  • Truy cập trang web nxbgd.vn để có điều kiện tiếp cận với nguồn tài nguyên đồ sộ, đa dạng, phong phú (gồm sách tham khảo, tranh ảnh, đồ dùng dạy học…) cùng nhiều học liệu điện tử do các đơn vị thành viên của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tổ chức biên soạn, thiết kế; trên cơ sở đó lựa chọn, điều chỉnh, tiếp nhận… những thông tin hữu ích, giúp giáo viên luôn cập nhật, đổi mới giáo án, tích hợp được nhiều kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau.
Thứ nhất, việc xây dựng chuỗi các hoạt động dạy học một cách ổn định trong tất cả các bài học là điều cần thiết để đáp ứng yêu cầu chuẩn mực về cấu trúc của sách giáo khoa. Theo cách hiểu chung, trước hết các bài học trong sách giáo khoa phải có cùng một cấu trúc (ở đây là cấu trúc 4 thành phần: khởi động, khám phá, luyện tập, thực hành); và tiếp đó: mỗi thành phần của bài học cũng phải có cùng một cấu trúc (ở đây là chuỗi các hoạt động dạy học đã được lựa chọn, sắp xếp). Chẳng hạn: thành phần Khởi động luôn được triển khai qua chuỗi 3 hoạt động: 1) Xem hình và trả lời câu hỏi; 2) Thảo luận; 3) Chia sẻ; thành phần Luyện tập luôn được triển khai qua chuỗi 2 hoạt động: 1) Xử lí tình huống; 2) Liên hệ bản thân... Thứ hai, việc xây dựng chuỗi các hoạt động dạy học một cách ổn định trong tất cả các bài học giúp giáo viên một mặt chủ động tổ chức việc dạy học theo một quy trình sư phạm nhất định; mặt khác kết hợp hài hoà giữa dạy học tập thể và dạy học cá thể, đảm bảo quá trình hình thành, phát triển năng lực người học theo nguyên tắc: học sinh được nghĩ nhiều hơn, nói nhiều hơn và làm nhiều hơn. Thứ ba, trong quá trình dạy học, giáo viên không bị lệ thuộc mà hoàn toàn có thể biến đổi sáng tạo, linh hoạt chuỗi các hoạt động đó trong các giáo án cá nhân. Chẳng hạn: khi khởi động bài học, giáo viên có thể lồng ghép ngay với một số hoạt động của thành phần Khám phá nhằm kích hoạt kiến thức nền, hình thành kiến thức mới… Hoặc với hoạt động Xem hình và trả lời câu hỏi, ở một số bài học, giáo viên có thể biến đổi thành hoạt động Kể chuyện theo tranh, v.v.
Trước hết, theo quan điểm mới, Chương trình giáo dục 2018 “chỉ quy định những nguyên tắc, định hướng chung về yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và việc đánh giá kết quả giáo dục, không quy định quá chi tiết, để tạo điều kiện cho tác giả sách giáo khoa và giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện chương trình”. Đồng thời, theo quy định của Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT: “Nội dung sách giáo khoa thể hiện đúng và đầy đủ nội dung của chương trình môn học hoặc hoạt động giáo dục; bảo đảm tính cơ bản, khoa học, thiết thực, phù hợp với thực tiễn Việt Nam” (khoản 1 Điều 5); “Các bài học trong sách giáo khoa tạo điều kiện cho giáo viên vận dụng sáng tạo các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm; tạo cơ hội và khuyến khích học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, phát huy tiềm năng của mỗi học sinh” (khoản 1 Điều 6); “Các bài học trong sách giáo khoa thể hiện đúng, đủ, rõ mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh và yêu cầu về đánh giá kết quả giáo dục được quy định trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục, làm cơ sở cho việc đánh giá chính xác kết quả giáo dục” (khoản 2 Điều 6). Như vậy, khi biên soạn sách giáo khoa, các tác giả của các bộ sách giáo khoa hoàn toàn có thể triển khai, thiết kế các chủ đề/bài học trong sách giáo khoa theo những cách tiếp cận riêng, miễn sao đảm bảo được các yêu cầu của chương trình môn học và quy định của Thông tư  33/2017/TT-BGDĐT. (more…)
Theo Luật Giáo dục 2019: “Chuẩn kiến thức, kĩ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực người học quy định trong chương trình giáo dục phải được cụ thể hoá thành sách giáo khoa đối với giáo dục phổ thông” (khoản 3 Điều 8) và “Mỗi môn học có một hoặc một số sách giáo khoa” (mục b, khoản 1, Điều 32). Vì vậy, tất cả các môn học, hoạt động giáo dục được quy định trong chương trình giáo dục đều phải cụ thể hoá yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông về mục tiêu, nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh, định hướng về phương pháp giảng dạy và cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục thành sách giáo khoa; và tài liệu dạy học chính thức môn Đạo đức nhất thiết phải là sách giáo khoa. Ngoài ra, vì Chương trình giáo dục 2018 chú trọng đến việc tăng cường thực hành, rèn luyện kĩ năng, mở rộng kiến thức cho học sinh cho nên bên cạnh sách giáo khoa Đạo đức, các nhóm tác giả còn biên soạn Vở bài tập Đạo đức  như một tài liệu bổ trợ cho sách giáo khoa Đạo đức. Đối với lớp1, Vở bài tập Đạo đức 1 (bộ sách Chân trời sáng tạo) chủ yếu gồm các dạng bài tập: xem hình để lựa chọn các phương án đúng/sai, nên/không nên, đồng tình/không đồng tình; giải các bài tập nối chữ – hình, điền khuyết, trắc nghiệm; xử lí tình huống,… Nội dung các bài tập trong Vở bài tập Đạo đức 1 được thiết kế bám sát những bài học trong sách giáo khoa Đạo đức 1 (bộ sách Chân trời sáng tạo), tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường khả năng nhận diện, khám phá và thực hành qua những tình huống gắn với thực tiễn đời sống, phù hợp với lứa tuổi và đặc điểm tâm lí, thể chất học sinh. Đồng thời, hiệu quả tương tác của học sinh trên Vở bài tập Đạo đức 1 cũng trở thành minh chứng trong hồ sơ học tập của học sinh, giúp giáo viên có thêm cơ sở để đánh giá kết quả học tập của học sinh trên cả hai phương diện: đánh giá quá trình và đánh giá định kì.