Hỏi và Đáp

Hình ảnh trong SGK chỉ mang tính minh họa, GV có thể thay thế bằng bộ que tính và thẻ chục (thiết bị dạy học hiện hành) hoặc có thể dùng bất cứ đồ dùng khác thay cho con đếm (nắp chai, hòn sỏi,…)
Các bảng cộng trong phạm vi 10 được tiềm ẩn trong phần luyện tập, học sinh dựa vào các bảng tách - gộp số trong phạm vi từng số để thành lập bảng và cũng dựa vào các bài tách - gộp để ghi nhớ bảng cộng trừ sau này (Ví dụ: Luyện tập  bài 1 trang 57, 5 trang 58) Riêng các phép cộng trong phạm vi 2, 3 và 4 thì học sinh tiến hành luyện tập ngay, không thành lập bảng (Đây là việc cộng các số trực giác rất gần gũi với học sinh) ( Ví dụ: Luyện tập bài 2 trang 57)
Quý Thầy / Cô và các bạn có thể xem trong Tài liệu tập huấn môn Toán 1, trang 37, 38, 39 và 40. Tài liệu tập huấn môn Toán 1
SGK Toán 1 với mục đích sử dụng nhiều lần, không nên viết vẽ vào sách. Để tương tác với sách, NXBGD đã phát hành sách bài tập toán 1.
Việc chuẩn bị tâm thế để đáp ứng chương trình mới hết sức quan trọng, bên cạnh đó, trong lộ trình thay SGK 5 năm tới giáo viên phải thực đồng thời cả hai chương trình (2006 và 2018); vì vậy, các giáo viên âm nhạc cần chuẩn bị:
  • Nghiên cứu, rèn luyện và nắm vững các công cụ dạy học của các phương pháp giáo dục âm nhạc tiên tiến như đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay, âm tiết tấu, gõ đệm bằng nhạc cụ tiết tấu (nhạc cụ gõ, body percussion), chơi các nhạc cụ giai điệu (kèn phím, recorder,…) nghe nhạc và cảm thụ âm nhạc,…. Vừa áp dụng các công cụ này để dạy học với SGK Âm nhạc mới; đồng thời vận dụng một cách linh hoạt và phù hợp với các nội dung tương ứng theo SGK hiện hành (đối với các lớp chưa thay sách).
  • Không ngừng học hỏi, vận dụng một cách sáng tạo các phương pháp dạy học thông qua các trò chơi vận động, kể chuyện âm nhạc,…
  • Tăng cường trao đổi chuyên môn, xây dựng lộ trình dạy học phù hợp với định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh đối với cả hai nhóm lớp với 2 Chương trình 2018 và 2006.
  • Vận dụng 7 nguyên tắc dạy học âm nhạc (Pestalozzi) trong tổ chức các hoạt động dạy học âm nhạc và xây dựng tiến trình dạy học đối với từng phân môn: Hát, Nghe nhạc, Đọc nhạc, Nhạc cụ, Thường thức âm nhạc được biên soạn trong SGV Âm nhạc 1 – bộ Chân trời sáng tạo
  • Tham gia đầy đủ các chương trình bồi dưỡng, tập huấn do Bộ, Sở, Phòng tổ chức.  Có kế hoạch tự học và bồi dưỡng để nâng cao năng lực dạy học âm nhạc của bản thân. Có thái độ cởi mở đón nhận những thay đổi và có hướng khắc phục các khó khăn.
Bên cạnh SGK ÂN 1 – bộ Chân trời sáng tạo, giáo viên cũng sẽ được tiếp cận các nguồn tài nguyên bổ sung cho việc dạy và học như:
  • SGV ÂN 1 – được trình bày bằng phương pháp “nhúng” SGK trong SGV, nội dung thiết kế gợi mở cho mỗi một nội dung dạy học, bám sát các yêu cầu về xây dựng Kế hoạch dạy học theo Thông tư 5555 của Bộ GDĐT. Bên cạnh đó, SGV còn có các bài hát được gợi ý thay thế và các văn bản nhạc của nội dung nghe nhạc để hỗ trợ giáo viên.
  • Vở bài tập ÂN 1 với cấu trúc được xây dựng tương đồng và nội dung bám sát SGK ÂN 1, giúp giáo viên có thể đánh giá năng lực học sinh thông qua việc chọn phương án đúng, dán sticker, tô màu,…
  • Bộ Tranh chủ đề theo SGK ÂN 1 khổ A0 để hỗ trợ thiết bị dạy học cho GV
  • Bộ multimedia (audio/video) ở nội dung Hát, Nghe nhạc,… là thiết bị dạy học hỗ trợ cho GV
Đối với các phương pháp giáo dục âm nhạc mới, việc nghe nhạc không còn được dạy thụ động khi học sinh chỉ biết ngồi nghe nhạc đơn thuần mà cần được kết hợp với các vận động cơ thể phù hợp để giúp học sinh vừa nghe, cảm thụ âm nhạc bằng tất cả các giác quan. Các mẫu nghe nhạc không lời trong SGK Âm nhạc 1 chỉ là những trích đoạn ngắn, dễ nhớ; giai điệu hay, hấp dẫn học sinh. Các động tác vận động chú trọng cảm hứng tự nhiên, đơn giản và bố cục mạch lạc; chủ yếu là học làm theo hay mô phỏng từ giáo viên. Vì vậy, việc thực hiện rất đơn giản và phát huy được sự sáng tạo của cả giáo viên và học sinh.
Việc dạy nhạc cụ trong SGK ÂN 1 – bộ Chân trời sáng tạo thật ra rất đơn giản, giáo viên không nhất thiết phải cho học sinh luyện tập hết tất cả các nhạc cụ được minh hoạ trong sách. Tuy vào điều kiện từng trường mà giáo viên sử dụng nhạc cụ phù hợp, việc tổ chức hoạt động dạy học nên chia theo nhóm, mỗi nhóm thực hiện chơi một nhạc cụ sau đó luân chuyển hoặc kết hợp để gõ đệm cho bài hát. Ngoài ra giáo viên cần bám sát các bước tiến hành dạy học nhạc cụ được hướng dẫn cụ thể trong SGV ÂN 1.
Đối với SGK ÂN 1 – bộ Chân trời sáng tạo sử dụng phương pháp đọc nhạc theo kí hiệu nốt nhạc bàn tay của Kodaly, đây là phương pháp dạy học âm nhạc được sử dụng rộng rãi trên thế giới đối với lứa tuổi học sinh bước đầu tiếp cận âm nhạc. Việc đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay giúp học sinh cảm nhận được cao độ của nốt nhạc một cách nhanh chóng mà chưa cần phải ghi nhớ nốt nhạc trên khuông. Việc minh hoạ nốt nhạc trên khuông nhạc kết hợp với màu sắc trong SGK ÂN 1 góp phần giúp học sinh có sự liên tưởng giữa nốt nhạc bàn tay và nốt nhạc trên khuông. Sau một thời gian học âm nhạc, học sinh sẽ dần ghi nhớ được các vị trí nốt nhạc trên khuông mà không phải mất thời gian dạy học bằng lí thuyết.
Theo Luật Giáo dục 2019: “Chuẩn kiến thức, kĩ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực người học quy định trong chương trình giáo dục phải được cụ thể hoá thành sách giáo khoa đối với giáo dục phổ thông” (khoản 3 Điều 8) và “Mỗi môn học có một hoặc một số sách giáo khoa” (mục b, khoản 1, Điều 32). Vì vậy, tất cả các môn học, hoạt động giáo dục được quy định trong chương trình giáo dục đều phải cụ thể hoá yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông về mục tiêu, nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh, định hướng về phương pháp giảng dạy và cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục thành sách giáo khoa; và tài liệu dạy học chính thức môn Đạo đức nhất thiết phải là sách giáo khoa. Ngoài ra, vì Chương trình giáo dục 2018 chú trọng đến việc tăng cường thực hành, rèn luyện kĩ năng, mở rộng kiến thức cho học sinh cho nên bên cạnh sách giáo khoa Đạo đức, các nhóm tác giả còn biên soạn Vở bài tập Đạo đức  như một tài liệu bổ trợ cho sách giáo khoa Đạo đức. Đối với lớp1, Vở bài tập Đạo đức 1 (bộ sách Chân trời sáng tạo) chủ yếu gồm các dạng bài tập: xem hình để lựa chọn các phương án đúng/sai, nên/không nên, đồng tình/không đồng tình; giải các bài tập nối chữ – hình, điền khuyết, trắc nghiệm; xử lí tình huống,… Nội dung các bài tập trong Vở bài tập Đạo đức 1 được thiết kế bám sát những bài học trong sách giáo khoa Đạo đức 1 (bộ sách Chân trời sáng tạo), tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường khả năng nhận diện, khám phá và thực hành qua những tình huống gắn với thực tiễn đời sống, phù hợp với lứa tuổi và đặc điểm tâm lí, thể chất học sinh. Đồng thời, hiệu quả tương tác của học sinh trên Vở bài tập Đạo đức 1 cũng trở thành minh chứng trong hồ sơ học tập của học sinh, giúp giáo viên có thêm cơ sở để đánh giá kết quả học tập của học sinh trên cả hai phương diện: đánh giá quá trình và đánh giá định kì.
Trước hết, theo quan điểm mới, Chương trình giáo dục 2018 “chỉ quy định những nguyên tắc, định hướng chung về yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và việc đánh giá kết quả giáo dục, không quy định quá chi tiết, để tạo điều kiện cho tác giả sách giáo khoa và giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện chương trình”. Đồng thời, theo quy định của Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT: “Nội dung sách giáo khoa thể hiện đúng và đầy đủ nội dung của chương trình môn học hoặc hoạt động giáo dục; bảo đảm tính cơ bản, khoa học, thiết thực, phù hợp với thực tiễn Việt Nam” (khoản 1 Điều 5); “Các bài học trong sách giáo khoa tạo điều kiện cho giáo viên vận dụng sáng tạo các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm; tạo cơ hội và khuyến khích học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, phát huy tiềm năng của mỗi học sinh” (khoản 1 Điều 6); “Các bài học trong sách giáo khoa thể hiện đúng, đủ, rõ mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh và yêu cầu về đánh giá kết quả giáo dục được quy định trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục, làm cơ sở cho việc đánh giá chính xác kết quả giáo dục” (khoản 2 Điều 6). Như vậy, khi biên soạn sách giáo khoa, các tác giả của các bộ sách giáo khoa hoàn toàn có thể triển khai, thiết kế các chủ đề/bài học trong sách giáo khoa theo những cách tiếp cận riêng, miễn sao đảm bảo được các yêu cầu của chương trình môn học và quy định của Thông tư  33/2017/TT-BGDĐT. (more…)
Việc xây dựng nội dung các bài học nhằm đáp ứng yêu cầu cần đạt về năng lực và phẩm chất của học sinh theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông 2018 và quy định ban hành sách của Bộ giáo dục. Kế hoạch dạy học và thứ tự các chủ đề có thể thay đổi theo từng năm nhưng phải căn cứ vào kế hoạch chung của trường. Tuỳ vào kế hoạch hoạt động chung của trường trong từng năm học mà giáo viên linh động phân bổ tiến trình dạy cho hợp lí nhưng phải đảm bảo được nội dung của từng chủ đề và thời lượng theo quy định của chương trình phổ thông.