HS thường xuyên tự đánh giá bản thân và đánh giá bạn bè (đánh giá đồng đẳng). Các cách đánh giá như thế có giá trị (tin tưởng được) không và có được tính vào kết quả cuối năm không? Có xảy ra trường hợp HS đánh giá chủ quan, cảm tính hay tiêu cực không?

Tự đánh giá là một năng lực HS rất cần được tập luyện để có khả năng nhìn lại chính mình – một đặc trưng rất quan trọng của kĩ năng tư duy. Chính khi em tự đánh giá (một cách chân thực) là lúc em đang thực hành HĐTN để nâng cao năng lực quan sát và nhận thức của mình. Tự đánh giá còn giúp em phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề (khi em biết nhìn lại, nhận ra điểm tích cực và tiêu cực,…). Điều này cũng đúng cho đánh giá đồng đẳng. Kết quả tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của HS cũng được tính vào kết quả cuối học kì/năm học nhưng chỉ theo một tỉ trọng nhất định. Vì GV cũng có kênh đánh giá riêng của mình. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng được mời đánh giá con em trong một số hoạt động và kết quả đánh giá này cũng có thể được tính trong kết quả cuối học kì/năm học.

Việc HS biết (tự) đánh giá, sử dụng (tự) đánh giá một cách đúng đắn là một nhiệm giáo dục quan trọng của cả GV và phụ huynh. Vì thế, HĐTN rất cần có hoạt động này. Trong SGV HĐTN 1 (Chân trời sáng tạo), các tác giả đã trình bày những cách tiếp cận, các phương pháp tương ứng để hỗ trợ GV cũng như phụ huynh. Qua đó, giúp họ nhận ra được tầm quan trọng và cách thức đồng hành với HS, giúp các em biết (tự) đánh giá đúng, hợp lí, hiệu quả.